Danh nhân Duy_Tiên

  • Phong Nhã (1924 - 2020): quê ở Ngọc Động, phường Hoàng Đông, thị xã Duy Tiên, là nhạc sĩ Việt Nam, tác giả của các ca khúc viết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Cùng nhau ta đi lên, Kim Đồng, Nhanh bước nhanh nhi đồng, Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Bài ca sum họp.
  • Nguyễn Hữu Tiến (1901 - 1941): Tác giả của Quốc kỳ Việt Nam.
  • Ngô Xuân Lịch: Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương , Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
  • Nguyễn Tân Cương, Trung tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
  • Nguyệt Nga Công Chúa (14 - 43): Bà là nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Tổ nghề trồng dâu nuôi tằm ở Tiên Phong. Tương truyền bà sinh ở trang Dưỡng Mông, nay thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tên là Nàng Nga. Khi cha mẹ mất, bà về ở với dì ruột (lấy chồng ở vùng sông Dâu thuộc bộ Vũ Ninh) và đã học được nghề trồng dâu nuôi tằm kéo kén và nhiều võ thuật. Vì có kẻ muốn bắt nàng nộp cho Thái thú Tô Định, nên Nàng Nga trở về trang Dưỡng Mông, dạy dân ở đây nghề trồng dâu chăn tằm, rồi chiêu mộ trai tráng dấy binh ủng hộ Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh. Quân Tô Định bỏ chạy, Trưng Trắc lên làm vua, Nàng Nga được phong làm Nguyệt Nga công chúa, giúp việc cho hai bà. Người dân Dưỡng Mông, Tiên Phong tôn bà là “Loa tổ” - bà tổ nghề trồng dâu nuôi tằm. Tại các ngôi đền thờ Nguyệt Nga, các danh sỹ đời sau sáng tác nhiều câu đối ca tụng công lao “vì dân, vì nước” của bà.
  • Lý Trần Thản (1721 - 1776): Người xã Lê Xá, nay là thôn Lê Xá, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên. Đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 30 (1769) thời vua Lê Hiển Tông, được ghi tên bia Đề danh tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Ông từng giữ chức thượng thư Bộ Binh, là con rể của Lê Quý Đôn. Hiện ông được phối thờ ở đền Thanh Liệt Hà Nội, có sắc phong, ngai, bài vị thờ ở bên phải hậu cung đình Lê Xá, xã Tiên Sơn. Có bia phúc thần và nhà thờ họ tại xã Tiên Sơn.
  • Trần Thuấn Du (1402 - 1481): Người xã Đọi Lĩnh, nay là thôn Đọi Lĩnh, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên. Hiệu là Mật Liêu đỗ đầu khoa, khoa thi chế khoa, năm Kỷ Dậu niên hiệu Thuận Thiên 2, đời Lê Thái Tổ (1429) Hiện có 1 miếu thờ nhỏ tại thôn, có 2 đạo sắc phong: Niên hiệu Duy Tân 5 (1911) và Khải Định 9 (1924) phong là Trung đẳng phúc thần phối thờ cùng bản cảnh thành hoàng Thái cảo Đại Vương ở Đình Đọi Nhì, xã Tiên Sơn.
  • Bùi Đạt (1483 - 1509): Đỗ Tiến sĩ khoa Quý Dậu, niên hiệu Thái Hoà thứ 11, thời vua Lê Nhân Tông (1453), làm quan đến chức Tham chính, quê tại thôn Động Linh, phường Duy Minh, thị xã Duy Tiên.
  • Nguyễn Kiện Huy (1470 - ?): Năm 27 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức 27 (1496) thời vua Lê Thánh Tông và được ghi tên vào bia Đề danh tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội dựng ngày 06 tháng 12 năm Hồng Đức thứ 27 (1496). Quê xã Động Linh, huyện Duy Tiên, nay thuộc phường Duy Minh, thị xã Duy Tiên.
  • Trần Bích Hoành (1469 - 1550): Năm 42 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận 3 (1511) thời vua Lê Tương Dực, làm quan giám sát Ngự sử. Có tên ở bia Đề danh tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Quê xã Hồng Khê, nay thuộc phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên.
  • Tạ Đình Huy (1474 - 1542): Năm 38 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Đồng Thuận 3 (1511) thời vua Lê Tương Dực cùng khoa thi với Trần Bích Hoành, làm quan chức cấp sự trung. Có tên ở bia Đề danh tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội dựng ngày 15 tháng 3 (1511). Quê xã Hồng Khê, nay thuộc phường Yên Bắc, thị xã Duy Tiên.
  • Trương Minh Lượng (1636 - 1712): Quê xã Nguyễn Xá thuộc phường Tiên Nội, thị xã Duy Tiên. Năm 65 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn, niên hiệu Chính Hoà 21 (1700) thời vua Lê Hy Tông, truy phong Thiếu bảo hoành nguyên hầu, chức Tự Khanh. Ông có tên ở bia Đề danh tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.
  • Lê Trọng Thứ (1694 - 1782): Người xã Diên Hà, huyện Diên Hà, nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là cha của tiến sĩ Lê Quý Đôn. Ông kết duyên với bà Trương Thị Ích là con gái thứ 3 tiến sĩ Trương Minh Lượng. Ông có nhiều công lao, được dân làng Khả Duy, xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên thờ làm thành hoàng sống và lập đền thờ, ở đình làng Khả Duy hiện nay thờ ông bằng tượng. Theo dân làng cho biết được sự đồng ý của ông, dân làng dùng 72 viên gạch Bát Tràng để tạo tượng, khi ông còn sống vào năm 72 tuổi.
  • Lê Quý Đôn (1726 - 1782): Là con trai trưởng của tiến sĩ Lê Trọng Thứ, cháu ngoại tiến sĩ Trương Minh Lượng. Đỗ bảng nhãn khoa Nhâm Thân, niên hiệu Cảnh Hưng  thứ 23, thời vua Lê Hiển Tông (1762).
  • Trần Khánh Dư (1240 - 1340): Võ tướng thời Nhà Trần, ông tổ nghề dệt lụa Nha Xá, xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên. Là danh tướng tài ba trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Trần Khánh Dư được phong thái ấp ở vùng Nha Xá, Duy Tiên. Sau chiến thắng giặc Mông – Nguyên lần thứ ba, ông trở lại làng Nha Xá, vào chùa tu hành. Trong thời kỳ này, ông đã truyền nghề dệt cho người dân làng Nha Xá. Ban đầu là dệt săm vặn làm vợt vớt cá (Nha Xá có nghề vớt cá bột sông Hồng về nuôi thành cá giống ở ao), sau đó dần phát triển thành nghề dệt lụa như ngày nay.
  • Trạng Sấm - Nguyễn Đức Năng (925 - 990): Ông là tổ nghề trống Đọi Tam ở thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn (nay thuộc xã Tiên Sơn), thị xã Duy Tiên. Tương truyền có hai anh em họ Nguyễn, người anh là Nguyễn Đức Năng, người em là Nguyễn Đức Đạt nghề vốn làm bưng trống khi đi qua Đọi Tam thấy vùng chân núi Đọi có nhiều cây mít đẹp, gỗ vàng ươm không bị mọt nên quyết định chọn nơi đây làm chốn định cư để hành nghề và truyền nghề làm trống cho dân làng nơi đây. Một hôm, dân Đọi Tam nghe tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về đây cày ruộng tịch điền khuyến nông, ông Lăng tự tay cùng em làm một quả trống đặc biệt để đón vua. Cây mít già tốt nhất, hai tấm da trâu to đẹp nhất được thuộc thật kỳ công. Chiếc trống được hoàn thành mùa xuân 987. Tiếng vang như tiếng sấm, nên đời sau gọi ông là Trạng Sấm. Ông được nhân dân Đọi Tam tôn là tổ nghề - Thành hoàng làng. Do có nghề làm trống nức tiếng thiên hạ, người dân Đọi Tam đã được vua Lý Thái Tổ đưa lên Kinh đô làm trống và lập nên phố Hàng TrốngHà Nội ngày nay.
  • Kép Trà (1873 - 1928): Tên thật là Hoàng Thuỵ Phương, tên thường gọi là Trà. Ông đi thi đỗ Tú tài hai khoa, nên người ta gọi ông là Kép Trà. Ông sinh năm Quý Dậu (1873) ở làng Lê Xá nay thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên. Là đồng môn với Bùi Kỷ, ông đỗ Tú tài lần thứ nhất năm 1879, đỗ Tú tài lần thứ hai 1900 và được cử làm Trưởng tràng. Tính tình Kép Trà khẳng khái, cứng cỏi. Ông luôn hướng ngòi bút vào bọn tham quan ô lại và gọi chúng kà bọn “cướp ngày”. Cũng như thơ trào phúng của Tú Xương, thơ trào phúng của Kép Trà có tính chiến đấu cao và tính nhân văn sâu sắc, được quần chúng ưu thích. Trong đó, thơ của ông tập trung đả kích tệ nạn tham nhũng, hà hiếp. bóc lột nhân dân của bọn tham quan ô lại một cách trực diện và “chỉ mặt, đặt tên” một cách cụ thể.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Duy_Tiên //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://duytien.hanam.gov.vn/ https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Duy_Ti... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Ng... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi... https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chi...